Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hatech

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA BĂNG TẢI VÀ BĂNG CHUYỀN

Băng tải và băng chuyền đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các khâu sản xuất, mục đích là để gia tăng năng suất lao động và giảm thiểu thời gian hoàn thành sản xuất. Mặc dù đều có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, nhưng cả 2 thiết bị trên đều có điểm khác biệt. Vậy nên, hatechvietnam.com sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA BĂNG TẢI VÀ BĂNG CHUYỀN

Trước hết phải nói về điểm chung đó là cả 2 hệ thống này đều rất cần thiết cho quá trình sản xuất quy mô lớn nhỏ trong ngành công nghiệp. Theo đó cả 2 thiết bị này đều dùng để vận chuyển hàng hóa hay nguyên vật liệu, điều này giúp giảm bớt áp lực cho người lao động cũng như đẩy nhanh tiến trình sản xuất.

Tuy nhiên 2 hệ thống hay lại có sự khác biệt khá lớn về cấu tạo và ứng dụng thực tế. Vì thế hãy cùng nhau phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền trong cấu tạo của hệ thống.

Cấu tạo của băng chuyền


Băng chuyền trong ngành công nghiệp

Băng chuyền sản là một dạng hệ thống được dùng trong công đoạn gia công, sơ chế. lắp ráp các bộ phận,... Hệ thống thường có cấu trúc khá đặc biệt để có thể vận chuyển vật liệu và hàng hóa từ điểm 1 đến điểm 2, đồng thời thực hiện tất các thao tác như một người công nhân. Bằng chuyền sẽ có cấu tạo sau:

  • Khung băng chuyền được làm inox không gỉ chịu lực, các thanh nhôm định hình hoặc thép phun sơn tĩnh điện. Nhờ đó sẽ không làm ảnh hưởng đến độ an toàn và đặc tính của hàng hóa

  • Băng chuyền thường sẽ là loại nhựa PU hoặc PVC và là dạng lưới, con lăn các loại. Đối với băng chuyền bằng PU thì sẽ có độ dày là 1,5mm. Với loại PVC thì có độ dày là 3 hoặc 2mm

  • Bàn thực hiện thao tác được thiết kế với hai bên dùng để sản xuất, lắp đặt, sơ chế. Và bàn thao tác thường làm bằng inox, gỗ, thép,...Tùy nào nhu cầu của nhà xưởng.

  • Hệ thống con lăn hỗ trợ, cùng bộ phận truyền lực tự động truyền tải. 

  • Điều khiển tốc độ động cơ, trục vít có kiểm soát ổn định.

  • Băng chuyền được thiết kế với hệ thống đèn chiếu sáng tự động, ổ cắm điện và điều khiển khí nén để người công nhân thao tác hiệu quả hơn. Và cấu tạo này phụ thuộc vào yêu cầu và môi trường làm việc.

Cấu tạo băng tải 


Cấu tạo gọn nhẹ là một yếu tố phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền

Đây là thiết bị chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa liên tục. Điểm khác biệt của băng tải so với băng chuyền đó là không có bàn thực hiện thao tác có thể sản xuất cùng công nhân. Thay vào đó, băng tải được điều khiển hoàn toàn tự động bằng máy móc. Và băng tải có cấu tạo như sau:

  • Một khung chịu lực tốt, được làm bằng inox nhôm định hình hoặc thép tĩnh điện.

  • Dây vận chuyển có thể làm bằng PU (dày 1,5mm) hoặc PVC (dày 2 hoặc 3mm) với hệ thống lưới hoặc con lăn

  • Cơ cấu hạ tầng và tang bị động với tang chủ động

  • Hệ thống truyền lực, giảm xóc (công suất 25W cho đến 2.2KW) và kiểm soát hay điều khiển tốc độ vận chuyển tự động thông qua máy móc.

Đánh giá ưu, nhược điểm của băng tải và băng chuyền

Sau khi đã phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền thì bạn đã phần nào hiểu rõ về quy tắc hoạt động của 2 thiết bị này. Tất nhiên mỗi thiết bị sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Chính vì thế hãy tiếp tục theo dõi nội dung sau:

Ưu và nhược điểm của băng chuyền

Ưu điểm

  • Có thể dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu và  hàng hóa với khoảng cách từ rất xa, có thể lên đến vài km

  • Vận chuyển đa dạng với nhiều dạng đường truyền như đường thẳng, đường cong hoặc đường với góc nghiêng tùy chỉnh.


Băng chuyền dạng cong

  • Khả năng chịu lực cực kì tốt, vì thế có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa với khối lượng lớn.

Nhược điểm

  • Chính vì có nhiều ưu điểm nổi trội nên băng chuyền thường có giá thành khá cao trên thị trường, do đó khó có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng.

  • Để lắp đặt và thi công hoàn chỉnh một băng chuyền tiêu chuẩn thì tốn rất nhiều thời gian và công sức.

  • Người điều khiển băng chuyền cần phải có chuyên môn cao về kỹ thuật, kiến thức và kỹ năng.

  • Băng chuyền có khối lượng lớn và cấu tạo phức tạp. Vì thế đòi hỏi nhà xưởng lắp đặt băng chuyền phải rộng rãi, thông thoáng và có đủ diện tích.

Ưu và nhược điểm của băng tải

Ưu điểm

  • Có nhiều dạng băng tải khác nhau như: Băng tải con lăn, băng tải đứng, băng tải PVC,...Nhờ đó băng tải được dùng một cách linh hoạt cho nhiều công đoạn sản xuất với yêu cầu khác nhau. 

  • Cấu tạo băng tải đơn giản và không quá phức tạp. Đồng thời phụ thuộc chủ yếu vào máy móc. Thế nên người điều khiển không cần phải có chuyên môn quá cao, nhưng phải đáp ứng đủ kiến thức căn bản trong việc điều khiển.

Băng tải rất dễ lắp ráp

  • Thiết kế băng tải rất gọn nhẹ và đơn giản. Thế nên không chiếm quá nhiều diện tích và thường được các nhà xưởng vừa, nhỏ sử dụng.

  • Giá thành rẻ hơn nhiều so với băng tài. Nhờ đó tiếp cận được với đa dạng đối tượng khách hàng.

Nhược điểm

  • Bởi vì có cấu tạo đơn giản nên băng tải chỉ có để vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa với khoảng cách ngắn.

  • Phải kết hợp nhiều băng tải lại với nhau nếu muốn vận chuyển trên đoạn đường dài hoặc với địa hình cong, có góc nghiêng. Do đó chi phí đầu tư  cho nhiều băng tải cũng tăng một cách đáng kể.

=> https://hatechvietnam.com/bang-tai-cao-su

Trường hợp nên chọn băng tải hoặc băng chuyền

Bên cạnh việc phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền thì chúng ta cũng nên biết cách sử dụng 2 loại thiết bị này sao cho phù hợp với từng lĩnh vực và loại doanh nghiệp.

Sử dụng băng tải

Bởi vì có giá rẻ và kích thước nhỏ gọn nên băng tải thường được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời nhờ có sự đa dạng trong mẫu mã nên còn tương thích với nhiều thiết bị sản xuất khác.

Thường thì băng tải (băng nâng hạ, băng nghiêng, băng cánh bướm,...) sẽ dùng để đưa hàng lên thùng xe tải hoặc xe container. Hoặc băng tải (băng nhựa, băng PVC,..) dùng để vận chuyển nguyên, vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng, may mặc,...

Sử dụng băng chuyền


Dùng băng chuyền vận chuyển nước đóng chai

Như đã đề cập ở trên, băng chuyền có quy trình lắp đặt khá phức tạp và giá thành cao nên sẽ kén người dùng hơn băng tải. Thông thường băng chuyền chỉ được ứng dụng trong các nhà xưởng, công ty sản xuất với quy mô lớn hoặc có nguồn lực kinh tế mạnh mẽ.

Thông thường băng chuyền sẽ được dùng trong các nhà xưởng chuyển vận chuyển hàng hóa hoặc thực hiện trong một số công đoạn sản xuất như:

  • Giày da, bánh kẹo, hàng gia dụng, quần áo thời trang, nước giải khát,...

  • Công đoạn sơ chế trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn cho gia súc và thú cưng,...

  • Công đoạn lắp ghép linh kiện điện tử, lắp ráp phụ tùng xe máy, ô tô,...

Ngoài ra, băng chuyền còn được sử dụng như là một tuyến đường vận chuyển than, khai thác khoáng sản,...với khoảng cách vài km. Bên cạnh đó, có nhiều loại băng chuyền được sử dụng trong nhà máy với mục đích  tiết kiệm thời gian vận chuyển giữa các công đoạn nâng cao tính chuyên môn hóa.

Cách bảo trì băng tải và băng chuyền

Trong quá trình hoạt động băng tải và băng chuyền có thể gặp phải một số trục trặc nhỏ. Nếu không không nhanh chóng bảo trì, sửa chữ thì sẽ có nguy cơ hỏng nặng và không thể cứu vãng. Vì thế chúng tôi sẽ giúp bạn biết được một vài mẹo hay để bảo trì 2 loại thiết bị này.

Ngoài ra bạn không cần phải phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền trong bảo trì, vì bạn có thể áp dụng chung một quy trình bảo trì cho cả 2 thiết bị.

Thường xuyên làm sạch thiết bị

Trong quá trình vận hành và hoạt động, một lượng lớn tạp chất và bụi bẩn có thể lưu lại và bám dính trên bề mặt thiết bị. Và chúng là tác nhân xấu làm ảnh hưởng đến hiệu quả và tuổi thọ của thiết bị. 

Vì thế sau khi đã trải qua 1 ngày hoạt động, công nhân cần phải vệ sinh băng tải và băng truyền bằng cách lau sạch bề mặt hoặc các bộ phận có thể nhìn thấy được.

Kiểm tra kết cấu thiết bị định kỳ


Kiểm tra thiết bị thường xuyên

Cần phải thường xuyên kiểm tra các bộ phận kết cấu: khung, dây vận chuyển, con lăn, trục lăn, động cơ, trục vít,…Điều này là để đảm bảo các bộ phận đó không bị hỏng hoặc bị lệch ra khỏi đường quỹ đạo chuyển động của hệ thống.

Bôi dầu mỡ cho thiết bị thường xuyên

Trong quá trình hoạt động liên tục, động cơ của băng tải và băng chuyền sinh nhiệt và ma sát mạnh, lâu dần máy móc sẽ bị hư hỏng. Chính vì thế công nhân cần thường xuyên bôi dầu mỡ để động cơ máy được hoạt động một cách êm ái và trơn tru nhất.

Thay thế phụ kiện nếu cần thiết

Trong quá trình kiểm tra và bảo trì thiết bị, nếu thấy bất kì phụ kiện nào có biểu hiện bị hỏng thì cần phải nhanh chóng thay mới. Điều này sẽ góp phần gia tăng độ bền cũng như tránh tình trạng máy bị hỏng nặng.

Địa chỉ gia công và bảo trì băng chuyền, băng tải uy tín

Băng tải và băng chuyền cần được gia công theo đúng tiêu chuẩn thì mới có thể hoạt động một cách tốt nhất. Và một đơn vị gia công uy tín với chuyên môn, kỹ thuật cao sẽ đảm bảo chất lượng của hệ thống. Đồng thời tư vấn các thông số cần thiết của hệ thống để đáp ứng yêu cầu sản xuất.

HATECH - đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp băng tải, băng chuyền uy tín. Các thiết bị tại đây đều được tiêu chuẩn hóa và được kiểm tra kỹ lưỡng từ công đoạn gia công, lắp ráp cho đến chạy thử.

Đơn vị này có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật luôn hỗ trợ và giải quyết các vấn đề khó khách hàng 24/7. Đồng thời cam kết chất lượng và giá cả cho sản phẩm. Bên cạnh đó còn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng bằng chính sách bảo hành dài hạn. 

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất. Qua đó người đọc đã biết cách phân biệt sự khác nhau giữa băng tải và băng chuyền. Nếu có nhu cầu lắp đặt 2 thiết bị này thì có thể liên hệ đến hatechvietnam.com để được tư vấn.

Xem thêm: https://hatechvietnam.com/bang-tai-bang-chuyen
Thông tin liên hệ
  • VPGD: 89 Lê Đức Thọ - Phường Mỹ Đình 2 - Quận Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội
  • Nhà xưởng: Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội
  • Điện thoại: 0904691888
  • Web: hatechvietnam.com
2019 Copyright © Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hatech. All rights reserved.
Back to Top
fanpgae
Zalo