Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hatech

Băng tải nâng hạ

Dữ liệu đang được cập nhật

Trong công nghiệp, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu là việc làm tốn khá nhiều công sức, nhân lực. Chính vì thế, một giải pháp tối ưu giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức, nhân công khi vận chuyển những món hàng trên đó chính là băng tải nâng hạ. Bài viết hôm nay Hatechvietnam.com sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm tiện ích này nhé!

BĂNG TẢI NÂNG HẠ LÀ GÌ?

Băng tải nâng hạ có cơ chế vận động linh hoạt

Băng tải nâng hạ hệ thống có khả năng nâng lên hoặc hạ xuống ở một đầu, hai đầu tùy thuộc vào sản phẩm. Việc này sẽ giúp bạn bốc xếp hàng hóa, sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhờ vào cơ chế vận động linh hoạt, phù hợp với hầu hết loại hình và môi trường làm việc khác nhau. Thế nên, đây là cánh tay đắc lực đối với nhiều khách hàng.

Hiện nay, trên thị trường phổ biến 2 loại băng tải nâng hạ: Loại đầu tiên là loại 1 cánh, loại còn lại là băng tải cánh bướm.

Băng tải nâng hạ 1 cánh là loại băng tải được sử dụng phổ biến nhất. Đặc điểm nhận dạng của loại này là một đầu sẽ được cố định, đầu còn lại có thể tự do nâng lên hoặc hạ xuống theo mục đích sử dụng. Băng tải loại này thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm lên xuống ở các xe tải, container, hoặc hàng hóa chất trong kho, xưởng cực kỳ tiện dụng.

Hệ thống băng tải cánh bướm trong công nghiệp

Băng tải dạng còn lại là băng tải cánh bướm. Điểm nổi bật của loại băng tải này là 2 cánh có thể tự do nâng lên hoặc hạ xuống tùy vào mục đích sử dụng. Băng tải cánh bướm được sử dụng để lên hoặc xuống xe tải, container, đưa hàng hóa lên cao,... Loại băng tải này linh động hơn nhiều so với loại bên trên. Những ưu điểm được đánh giá cao của dòng sản phẩm này là: Linh động, dễ vận hành, hiệu quả cao.

CẤU TẠO CHUNG CỦA BĂNG TẢI NÂNG HẠ

Sau đây, chúng ta hay đi tìm hiểu kỹ hơn về phần cấu tạo của sản phẩm băng tải nâng hạ. Băng tải sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm: bộ phận chính, và những bộ phận hỗ trợ khác. Dưới đây sẽ là hình ảnh minh họa chi tiết cho từng bộ phận của băng tải.

Bộ phận chính của băng tải

  • A: Thông thường, phần dây băng tải được làm từ vật liệu chính đó là nhựa PVC. Đây là vật liệu có tính chống bong tróc, trầy xước cũng như chịu được mài mòn và gia tăng độ bền của sản phẩm.

    • Tùy vào mục đích sử dụng mà phần mặt băng tải có thể là băng nhám, băng trơn hoặc băng có thêm gân hình chữ T, chữ V,... để gia tăng độ bám, tính ma sát của sản phẩm đối với mặt băng trong quá trình vận chuyển.

    • Chiều rộng của dây hay dùng là loại 300mm, 450mm, hoặc 500mm (Có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng).

  • B: Bộ động cơ giảm tốc. Có thể đặt ở vị trí đầu hoặc ở giữa băng tải. Điện áp sử dụng là loại 1 pha hoặc 3 pha. Công suất hoạt động từ 2kw lên đến 5.5kw.

  • C: Bộ phận quả lô (còn được gọi là Rulo). Vật liệu sử dụng là thép hoặc inox để đảm bảo không gỉ sét trong quá trình sử dụng. Kích thước 160mm, 250mm, 320mm, cho đến 400mm (Con số này có thể thay đổi tùy vào kích thước của băng tải).

    • Tang chủ động, bị động được gia công bằng ống thép đúc. Chống rung lắc mạnh trong quá trình hoạt động do đảm bảo đồng bộ tâm.

    • Con lăn đỡ dây được chế tạo bằng ống thép với độ chính xác tuyệt đối. Đảm bảo khi vận hành, độ rung và tiếng ồn sẽ cực kỳ thấp. Ngoài ra, cam kết tính không thấm nước cho bộ phận này.

  • D: Tủ điện. Kết hợp với các bộ phận như bộ biến tần, sensor, cảm biến, timer, PLC giúp băng tải nâng hạ hoạt động ổn định, êm ái với tốc độ 10 - 20 mét trong 1 phút.

  • E: Thiết bị nâng hạ. Băng tải có thể nâng hạ được góc < 45 độ.

  • F: Phần khung của băng tải được sử dụng bằng vật liệu thép không gỉ hoặc inox. Kết hợp với các thanh đỡ chịu được trọng lực tốt, giúp dây băng tải không bị lệch ra trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa. Bề mặt của khung cũng được phủ lên một lớp sơn tĩnh điện.

Cấu tạo của hệ thống băng tải có cơ chế nâng hạ

Bộ phận khác

Ngoài những bộ phận chính cốt yếu thì các bộ phận sau đây cũng không thể thiếu giúp băng tải vận hành hiệu quả, tối ưu hơn.

Vị trí số 1: Thành chắn 2 bên cạnh của băng tải. Giúp cho vật liệu khi vận chuyển trên băng tải không bị rơi ra phía bên ngoài.

Vị trí số 2: Thanh chắn 2 đầu của băng tải.

Vị trí số 3: Nút điều khiển được đặt ở 2 đầu băng tải nâng hạ. Có công dụng giúp lên xuống vật liệu, hàng hóa thuận tiện hơn. Các phím điều khiển cũng rất dễ dàng sử dụng.

Vị trí số 4: Chân cố định. Khi vận chuyển các sản phẩm, vật liệu có tải trọng lớn hoặc làm việc ở những địa hình gồ ghề, phức tạp thì bộ phận này sẽ giúp băng tải gia tăng tính kiên cố hơn.

Vị trí số 5: Bánh xe. Hệ thống bánh xe ở 4 góc sẽ giúp băng tải di chuyển dễ dàng đến nhiều vị trí khác nhau.

ỨNG DỤNG BĂNG TẢI NÂNG HẠ TRONG CÔNG NGHIỆP

Băng tải được sử dụng phổ biến tại các nhà máy công xưởng

Hiện nay, băng tải nâng hạ là một cánh tay đắc lực không thể thiếu trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng,... Mục đích sử dụng là để tiết kiệm được chi phí thuê nhân công đồng thời gia tăng năng suất, hiệu quả công việc, cải thiện được tốc độ sản xuất. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp các ứng dụng rộng rãi của băng tải, cụ thể như sau:

  • Bốc xếp hàng hóa, vận chuyển nguyên vật liệu lên xe tải, ô tô, container,... nhanh chóng và dễ dàng. Không tốn nhiều công sức, nhân công.

  • Chuyển hàng từ trong xe tải, container xuống ngược lại nhà xưởng, kho bãi.

  • Trong các khu công xưởng, nhà máy,... chuyển hàng hóa từ tầng này lên tầng khác tiện lợi, nhanh chóng.

  • Vận chuyển hàng hóa, vật liệu từ vị trí này sang vị trí khác, từ dây chuyền sản xuất này sang dây chuyền sản xuất khác.

  • Chất chồng các kiện hàng lên nhau. Hoặc cũng có thể đưa hàng hóa lên các ngăn, kệ cao trong kho.

  • Vận chuyển hàng hóa, vật liệu theo cả phương nghiêng và phương ngang.

Ví dụ: Trong nhà máy sản xuất nhựa, khách hàng có nhu cầu vật chuyển nguyên vật liệu có trọng lượng khá nhẹ như hạt nhựa, hoặc những sản phẩm từ nhựa. Họ mong muốn hành trình vận chuyển phải mượt mà, ổn định thì có thể tham khảo loại băng tải PVC tại Hatech. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ chọn lựa thiết kế, mẫu mã theo đúng nguyện vọng.

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BĂNG TẢI NHƯ THẾ NÀO? 

Bảo dưỡng băng tải thường xuyên để gia tăng tuổi thọ

Sản phẩm dù có tốt đến đâu đi chăng nữa nếu như bạn sử dụng không đúng cách, không quan tâm bảo dưỡng thì cũng sẽ có dấu hiệu giảm sút về năng suất làm việc. Để giúp bạn biết cách gia tăng độ bền cũng như tuổi thọ của hệ thống băng tải nâng hạ, chúng tôi sẽ mách bạn một số yếu tố cần lưu ý như sau:

Dầu mỡ bôi trơn cho động cơ băng tải

Dầu hoặc mỡ bôi trơn nhằm mục đích tăng lực kéo của băng tải, giảm thiểu lực ma sát cản trở quá trình hoạt động của băng tải. Một số sản phẩm băng tải có tích hợp cả hệ thống bôi trơn tự động cho bạn. Tuy nhiên, cho dù hệ thống có tự bôi trơn đi chăng nữa thì bạn cũng nên dành thời gian kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống máy theo định kỳ.

Ngăn không cho các nguồn ô nhiễm thấm vào băng tải

Băng tải nâng hạ thường được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, có thể sẽ bị dính phải bột, sơn, bụi bẩn, kiềm, axit, chất lỏng, hạt thủy tinh, bụi thép,... Nếu như bạn không kiểm tra thường xuyên thì đây là một nguyên do chính làm giảm tuổi thọ của băng tải. Chính vì thế, nếu hệ thống phải làm việc trong môi trường này thì hãy lựa chọn loại băng tải có tấm che bảo vệ.

Hoặc đơn giản hơn là bạn hãy chú ý thường xuyên vệ sinh, làm sạch cho băng tải. Đảm bảo hệ thống băng tải phải luôn sạch sẽ. Nhờ đó mà công suất hoạt động, hiệu năng của băng tải sẽ được đảm bảo, tăng độ bền.

Kiểm tra cơ cấu căng dây băng tải

Yếu tố này tuy có phần đơn giản nhưng nhiều khách hàng đã bỏ mặc nó. Yếu tố này cần được đảm bảo chắc chắn rằng vị trí căng dây băng phải được điều chỉnh dựa vào sự giãn dài theo thời gian sử dụng của băng tải. Nhưng phải đảm bảo được độ co giãn dây mà không xảy ra trường hợp tách rời.

Nếu như bạn không chú ý ở điểm này thì độ bền và tuổi thọ của hệ thống băng tải sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Bề mặt của dây băng khó có thể quay về trạng thái ổn định như ban đầu. Cơ cấu căng dây băng thường được sử dụng ở vị trí con lăn chủ động hoặc con lăn đối trọng.

Với các thiết kế yếu kém sẽ xảy ra trường hợp lệch băng, xoắn dây làm giảm năng suất hoạt động của hệ thống. Trường hợp xấu hơn có thể gây nghẽn, đứt dây hoặc thậm chí là lệch con lăn chủ động. Dẫn đến hậu quả là hệ thống bị ngắt, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất.

Chăm sóc dây tải

Có thể nói, bộ phận dây băng tải trong thiết bị này là vô cùng quan trọng. Thế nên, việc kiểm tra dây tải là một việc làm vô cùng cần thiết. Phải đảm bảo dây tải luôn chạy ở chính tâm, không có bất kỳ vật cản xuất hiện trên bề mặt dây hoặc cả 2 bên cạnh của dây tải. Một hệ thống dây băng tải tốt là sẽ luôn đảm bảo dây băng không bị lệch cho dù băng tải có hoạt động ở bất cứ vận tốc nào.

Trên đây là toàn bộ thông tin về băng tải nâng hạ bao gồm: Đặc điểm, cấu tạo cũng như tính ứng dụng của sản phẩm này trong công nghiệp. Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi mang lại, bạn sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm này. Nếu có nhu cầu sở hữu hệ thống băng tải nâng hạ, hãy truy cập ngay Hatechvietnam.com để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất nhé!

 
Thông tin liên hệ
  • VPGD: 89 Lê Đức Thọ - Phường Mỹ Đình 2 - Quận Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội
  • Nhà xưởng: Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội
  • Điện thoại: 0904691888
  • Web: hatechvietnam.com
2019 Copyright © Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hatech. All rights reserved.
Back to Top
fanpgae
Zalo