Dây chuyền lắp ráp là một thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến trong kinh doanh, nó mang đến rất nhiều lợi ích cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cụ thể thì hệ thống lắp ráp là gì? Các hệ thống của nó hoạt động ra sao? Hãy theo chân chúng tôi trong bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Dây chuyền lắp ráp được sử dụng rất phổ biến tại các doanh nghiệp
Thuật ngữ dây chuyền lắp ráp này trong tiếng Anh được hiểu là Assembly Line. Nó được xem là việc phân chia công việc sản xuất thành các bước theo một trình tự nhất định. Và để qui trình sản xuất hàng hóa đạt được hiệu quả cao thì yêu cầu người thực hiện không được bỏ qua bất kỳ khâu nào. Chính vì vậy, dây chuyền này có vai trò vô cùng quan trọng.
Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong việc sản xuất một loại sản phẩm với số lượng lớn. Họ có thể giảm thiểu chi phí lao động một cách tối ưu nhất, thay vì thuê một thợ thủ công lành nghề để lắp ráp một chiếc ô tô thì họ sẽ thuê các nhân việc không có nhiều kinh nghiệm để thực hiện từng công đoạn lắp ráp chiếc ô tô.
Dây chuyền lắp ráp lần được ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1908 trong lĩnh vực sản xuất chiếc xe Model T của người đàn ông tên là Henry Ford. Và sau dây chuyền này được ứng dụng thành công thì nó đã mang đến một làn gió mới, thay đổi cách thức hàng hóa của các doanh nghiệp.
Trước khi dây chuyền lắp ráp xuất hiện thì các công nhận sẽ phải thực hiện sản xuất, lắp ráp một sản phẩm cho đến khi nó hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi mà hệ thống này ra đời nó và được áp dụng vào trong sản xuất thì một nhân viên có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm thông quá các khâu trong một chuỗi lắp ráp.
Điều này đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp tăng được hiểu quả sản xuất bằng cách tối ưu hóa nguồn tại nguyên vật liệu mà một công nhân có thể tạo ra so với chi phí lao động. Có thể thấy, khi mà các doanh nghiệp bắt được hiểu được về định nghĩa dây chuyền lắp ráp là gì và ứng dụng nó thì việc sản xuất hàng hóa đã phát triển một cách nhanh chóng.
Các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất các sản phẩm thường sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức và một trong số đó chính là bài toán quản lý hiệu quả chi phí sản xuất. Dây chuyền lắp ráp chính là một phương pháp mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Lợi thế và thách thức khi áp dụng dây chuyền lắp ráp là như thế nào
Khi nhu cầu sản phẩm tăng cao phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm chất lượng với số lượng lớn cùng một tốc độ sản xuất nhanh chóng. Để hiểu hơn và có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc dây chuyền lắp ráp là gì chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một số ưu - nhược điểm của phương pháp sản xuất này.
Một chuỗi lắp ráp sẽ bao gồm người lao động và hệ thống máy móc, trong mỗi khâu lắp ráp thì người lao động và máy móc sẽ tập trung để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể. Như vậy sẽ có sự tập trung và chuyên môn hóa cao hơn giúp cho việc tạo nên thành phẩm một cách nhanh chóng, giúp nhân viên và máy móc tăng được năng suất lao động.
Bên cạnh đó, hệ thống dây chuyền lắp ráp với quy mô lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể sản xuất số lượng sản phẩm lớn với thời gian ngắn. Điều mà việc sản xuất truyền thống không thể làm được. Đây là một trong những ưu điểm vô cùng lớn khi các doanh nghiệp áp dụng chuỗi lắp ráp vào quá trình kinh doanh sản xuất.
Ưu điểm thứ hai mà các doanh nghiệp có được khi tìm hiểu về dây chuyền lắp ráp là gì và sử dụng nó vào các nhà máy, cơ sở sản xuất. Đó chính là đảm bảo được tính đồng nhất cho sản phẩm, nói cho dễ hiểu là có thể tạo ra số lượng lớn sản phẩm đồng đều về chất lượng và mẫu mã.
Các sản phẩm được hoàn thiện với mức độ đồng đều 100%
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được sản phẩm trước khi tung nó ra thị trường. Nếu như một doanh nghiệp sản xuất một mặt hàng mà chính các sản phẩm lại có sự khác nhau thì khách hàng sẽ không bao giờ tìm mua và sử dụng những sản phẩm như vậy. Do đó, tính đồng nhất sản phẩm là điều kiện kiên quyết mà các doanh nghiệp bắt buộc phải làm được.
Một trong những lợi thế mà cũng là thách thức của các doanh nghiệp khi sử dụng hệ thống dây chuyền lắp ráp đó chính là chi phí. Có thể nói chi phí ban đầu để đầu tư một hệ thống dây chuyền lắp ráp chính là thách thức và là rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đương đầu.
Các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn thể thuê mặt bằng để có không gian cho dây chuyền lắp ráp hoạt động. Ngoài ra, các máy móc để sản xuất thường rất là lớn và sử dụng rất nhiều tài nguyên của doanh nghiệp. Đây là nhược điểm về chi phí mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ khi tìm hiểu về dây chuyền lắp ráp là gì.
Tuy nhiên, nếu như quá trình sản xuất đi vào thuận lợi và doanh nghiệp nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng. Thì việc sản xuất hàng loạt sản phẩm với số lượng lớn trong thời gian ngắn sẽ giúp cho doanh nghiệp có được doanh thu để bù đắp cho chi phí đầu tư ban đầu.
Chi phí đầu tư vừa được xem là một lợi thế vừa được xem là một thách thức
Đặc biệt khi dây chuyền lắp ráp hoạt động hiệu quả thì năng suất sẽ tăng cao. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa được chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Từ đó có thể trang trải cho các chi phí ban đầu và bắt đầu thu về lợi nhuận. Có thể nói nếu như doanh nghiệp có thể giải quyết tốt về bài toán chi phí thì việc áp dụng dây chuyền lắp ráp sẽ mang lại sự phát triển vô cùng nhanh chóng.
Tính linh động kém chính là nhược điểm rõ ràng nhất mà các doanh nghiệp cần phải biết khi tìm hiểu về dây chuyền lắp ráp là gì. Các dây chuyền lắp ráp sẽ hướng đến việc sản xuất hàng loạt một loại sản phẩm cụ thể, điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc chuyển đổi quy mô sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì đây chính là rủi ro mà họ phải chịu bên cạnh nhược điểm chi phí ban đầu lớn. Các hoạt động chuyển đổi trong mỗi trường sản xuất sẽ mang đến rất nhiều tốn kém, khả năng cao là phải bỏ tiền ra để mua thiết bị máy móc mới. Nó sẽ khiến cho doanh nghiệp bạn trở nên rất khó khăn
Đặc biệt là con chưa tính tới việc chuyển dây chuyền sản xuất cũng chưa chắc mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp bạn. Nhiều khi bạn phải đối mặt với tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn và dẫn tới phá sản. Do đó, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ và để ra các phương án thay thế khi rơi vào tình trạng này.
Hệ thống dây chuyền lắp ráp được phân chia thành rất nhiều loại tùy thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản xuất. Với mỗi mục đích sản xuất khác nhau thì hệ thống này lại được điều chỉnh để có thể mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất. Những loại chuỗi lắp ráp được sử dụng phổ biến nhất:
Các chuỗi dây chuyền thường được thay đổi để phù hợp với quy mô sản xuất
+ Dây chuyền tự động hóa: Hệ thống dây chuyền này sản xuất sản phẩm hoàn toàn bằng máy móc. Không có bất kỳ sự tác động nào của con người hoặc nếu có sẽ rất ít chỉ là khởi động nguồn để hệ thống có thể bắt đầu hoạt động.
+ Dây chuyền cổ điển: Đây là hệ thống dây chuyền cần có sự kết hợp của con người và máy móc để có thể tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Hệ thống cổ điển thường được áp dụng trong các ngành sản xuất, lắp ráp máy bay, ô tô, đóng thuyền,...
+ Dây chuyền không liên tục: Dây chuyền này được ứng dụng để tạo ra các sản phẩm có một số bộ phận giống nhau. Áp dụng dây chuyền không liên tục trong sản xuất sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc.
Làm sao để có thể xác định được nên áp dụng dây chuyền nào vào trong quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất. Các doanh nghiệp cần phải xác định các nhiệm vụ sản xuất cần phải thực hiện, khi nào cần hoàn thành và ai sẽ hoàn thành công việc đó. Khi các doanh nghiệp đã xác định được một cách cụ thể thì việc lựa chọn các dây chuyền lắp ráp là vô cũng dễ dàng.
Các doanh nghiệp cần phân tích sản phẩm trước khi sản xuất để có thể thiết kế được một quy trình lắp ráp hoàn hảo. Xác định trình tự lắp ráp cụ thể cũng như xác định những yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến từng công đoạn lắp ráp. Hãy phân chia nhiệm vụ cho từng đối tượng cụ thể để quy trình sản xuất có thể đi vào thực hiện.
Dây chuyền lắp ráp mang đến rất nhiều hiệu quả trong sản xuất
Chuỗi lắp ráp được xem là một phương pháp sản xuất mang lại hiệu quả rất lớn cho các doanh nghiệp. Vậy ưu - nhược điểm của hệ thống lắp ráp này là gì? Dưới đây sẽ là thông tin mà bạn có thể tham khảo:
+ Chuyên môn hóa lao động và nguồn vốn: Mỗi dây chuyền lắp ráp là một chuỗi các lao động và máy móc. Mỗi một bước trong chuỗi lắp ráp sẽ tập hợp những nhiệm vụ cụ thể giúp cho sản phẩm được sản xuất một cách nhanh chóng hơn. Nó mang lại năng suất cao hơn nhưng chi phí sản xuất lại được tối ưu hiệu quả.
+ Sản phẩm đồng nhất: Áp dụng quy trình chuỗi lắp ráp vào sản xuất sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đảm bảo được tính đồng nhất của sản phẩm. Các sản phẩm được sản xuất từ các dây chuyền sẽ luôn giống nhau, ít xảy ra các biến thể. Và sẽ không bao giờ xuất hiện hàng sản tình trạng các sản phẩm có chất lượng khác nhau.
+ Chi phí ban đầu: Có thể nói chi phí ban đầu để xây dựng chuỗi hệ thống lắp ráp khả là cao. Tuy nhiên, khi sản xuất một sản phẩm với số lượng lớn sẽ khiến cho giá thành giảm xuống rất nhiều, giúp cho sản phẩm nâng cao được khả năng cạnh tranh.
+ Sự linh động: Các dây chuyền lắp ráp được tạo nên để sản xuất số lượng lớn các sản phẩm do đó tính linh động của nó khá kém. Điều này có thể khiến các công ty nhỏ rất khó để chuyển đổi chuỗi sản xuất khi họ muốn sản xuất một sản phẩm khác.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về dây chuyền lắp ráp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng, với những kiến thức trên bạn sẽ hiểu hơn về về hệ thống dây chuyền này và có thể áp dụng thành công vào doanh nghiệp của mình.