Công nghiệp sản xuất hiện nay yêu cầu một quy trình vô cùng nghiêm ngặt và có những tiêu chuẩn về các trang thiết bị hỗ trợ. Với nhân công sản xuất, họ sẽ được cung cấp một số loại bàn để có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Trong đó, bàn thao tác lắp ghép là một phần không thể thiếu ở một số lĩnh vực. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về những đặc điểm cũng như ứng dụng của loại bàn này.
Bàn thao tác lắp ráp thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất các linh kiện có kích thước nhỏ, yêu cầu cao về sự tỉ mỉ và chính xác. Những thiết kế cũng như những ưu điểm của loại bàn này đem đến cho người dùng rất nhiều những ưu điểm vượt bậc khác nhau, hỗ trợ quá trình sản xuất đạt được năng suất cao cũng như đảm bảo được chất lượng tốt. Về cấu tạo của bàn thao tác lắp ghép sẽ bao gồm:
Giới thiệu về bàn thao tác lắp ghép
Về phần khung bàn thường được làm từ những vật liệu như nhôm định hình, inox có khả năng chống gỉ sét, thép, gỗ chất lượng cao,...
Mặt bàn có thể được làm từ loại gỗ công nghiệp MDF với tính bền cao. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng kim loại được dán lớp cao su tĩnh điện. Kích thước của mặt bàn sẽ tùy thuộc vào bộ khung cũng như nhu cầu sản xuất của người dùng.
Khung bàn được sử dụng các loại vật liệu có kết cấu vuông hoặc ống tròn đều được.
Tùy vào những lĩnh vực sản xuất mà bàn thao tác lắp ghép có thể trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ như bóng đèn, ngăn kéo, tấm mica,...
Không ngẫu nhiên mà bàn thao tác lắp ghép được ưa chuộng và đưa vào quy trình sản xuất của các phân xưởng công nghiệp. Sau đây sẽ là một số ưu điểm nổi bật của loại bàn này:
Khả năng chịu lực được đánh giá cao, có thể đặt nhiều đồ có trọng lượng lớn. Bên cạnh đó chính là sự ưu việt của khả năng chống điện, nhiệt cũng như chống rung tốt.
Đa dạng kiểu dáng và mẫu mã, có thể sản xuất theo yêu cầu của những đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau.
Chất liệu để có thể sản xuất đảm bảo chất lượng, cụ thể như inox, nhôm định hình, sắt, thép,...
Người dùng có thể dễ dàng lắp đặt và tháo ra khi cần thiết. Tạo được sự linh hoạt trong quá trình sản xuất và sử dụng.
Với thiết kế gọn nhẹ, có thể tiết kiệm được tối đa không gian trong phân xưởng sản xuất, làm tăng năng suất cũng như hiệu quả làm việc của nhân công.
Các thiết bị hỗ trợ khác có thể được thiết kế và lắp đặt thêm một cách vô cùng nhanh chóng và dễ dàng.
Giá thành không quá cao, có độ bền dài lâu, tiết kiệm được nhiều chi phí cho đơn vị thi công và sản xuất.
Ưu điểm của loại bàn thao tác lắp ghép
Đó chính là những ưu điểm vô cùng nổi bật của loại bàn thao tác lắp ghép được sử dụng trong công nghiệp. Nhờ vào những ưu điểm này mà khả năng sản xuất của các doanh nghiệp được đảm bảo tốt hơn rất nhiều.
Như được đề cập từ trước, loại bàn thao tác lắp ghép có thể sản xuất với nhiều mẫu mã khác nhau, tùy vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Sau đây sẽ là một số phân loại cụ thể nhất mà bạn có thể tham khảo.
Tùy vào chức năng thì những bàn thao tác lắp ghép có thể được sản xuất theo những tiêu chuẩn riêng. Cụ thể một số loại bàn như sau:
Bàn lắp ráp công nhân: ứng dụng cho những người nhân công có thể sử dụng trong việc lắp ráp các chi tiết của sản phẩm lại với nhau.
Bàn thao tác có bánh xe: hỗ trợ những loại hình sản xuất yêu cầu sự di chuyển liên tục và linh động.
Bàn chống tĩnh điện: ứng dụng vào những loại hình sản xuất các loại máy điện tử, linh kiện và phụ tùng liên quan đến điện.
Bàn thao tác phòng sạch: thường có ngăn kéo, đảm bảo được những yêu cầu về yếu tố vệ sinh cần thiết trong các phòng sạch.
Phân loại bàn thao tác lắp ghép
Vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như công năng của bàn. Sau đây là một số loại vật liệu được sử dụng phổ biến:
Bàn được sản xuất từ nhôm định hình: có giá thành vừa phải, phù hợp với sản xuất quy mô lớn.
Bàn thao tác bằng thép sơn tĩnh điện: phù hợp sản xuất bàn chống tĩnh điện trong những loại hình cần cách nhiệt và điện tốt.
Bàn sử dụng chất liệu inox: thường có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo được vệ sinh vô cùng tốt.
Bàn thao tác lắp ghép được sử dụng các mối ghép để tạo nên thay vì các mối hàn. Chính vì thế mà loại bàn này có tính ứng dụng tương đối cao. Ứng dụng của loại bàn này chính là sử dụng trong các phân xưởng sản xuất công nghiệp hiện đại, yêu cầu tính linh hoạt cao. Nhờ vào những tính năng nổi bật mà loại bàn này giúp cho người dùng có thể tháo và lắp ráp thêm khi cần.
Trong quá trình sử dụng, người ta thường lắp ráp thêm các thiết bị hỗ trợ như bóng đèn, tấm mica che chắn,... Nhờ đó mà công năng và ưu điểm của bàn được mở rộng hơn rất nhiều. Nhìn chung, bàn thao tác lắp ghép có thể tùy biến và sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác nhau. Nếu muốn tìm kiếm sản phẩm phù hợp thì chủ doanh nghiệp có thể trao đổi với đơn vị sản xuất để tìm kiếm được mẫu bàn lý tưởng nhất.
Các ứng dụng của bàn thao tác lắp ghép trong sản xuất
Bàn thao tác lắp ghép là gì? Cấu tạo bàn thao tác lắp ghép như thế nào? Tất cả đều đã được giải đáp ở những chia sẻ vô cùng bổ ích trong bài viết trên. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã có cái nhìn rõ nét hơn về loại bàn sản xuất đầy ưu điểm này. Từ đó, đưa ra được những tính toán và lựa chọn phù hợp với mô hình sản xuất công nghiệp của mình nhất.