Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hatech

Chi tiết về cấu tạo băng tải và tính ứng dụng

Trong ngành công nghiệp sản xuất thì băng tải đóng vai trò như cánh tay phải đắc lực giúp doanh nghiệp tối đa hóa năng suất cũng như tiết kiệm chi phí. Có thể nói thì băng tải là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Vậy cấu tạo băng tải gồm những gì và nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng bài viết tìm hiểu về băng tải nhé.

BĂNG TẢI CÓ CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ?

Nói về cấu tạo băng tải được sử dụng trong sản xuất công nghiệp thì bao gồm 9 bộ phận chính như sau.

Khung băng tải

Trong một băng tải điển hình thì bộ phận đầu tiên là khung băng tải. Khung băng tải rất đa dạng về vật liệu, bao gồm:

  • Khung băng tải bằng nhôm: đây là loại khung được sử dụng phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, sản xuất máy tính, các ngành sản xuất yêu cầu tải trọng nhẹ. Ưu điểm của khung băng tải nhôm là nhẹ, đẹp, dễ vệ sinh và tính linh hoạt cao. 

  • Khung băng tải inox: đây là loại khung phù hợp sử dụng ở môi trường sản xuất có hóa chất hay bụi bẩn như ngành sản xuất hóa chất, sản xuất thực phẩm, ngành hàng không vũ trụ, ngành đóng gói các sản phẩm nước đóng chai.

  • Khung băng tải thép mạ kẽm và thép sơn tĩnh điện: đây là loại băng tải dùng trong các ngành công nghiệp tải trọng nặng như sản xuất ô tô, xe gắn máy, đóng tuần và ngành công nghiệp in ấn.

Dây băng tải

Dây băng tải là một phần không thể thiếu trong cấu tạo băng tải. Dây băng tải có thể làm từ vật liệu PVC hoặc dây băng PU có độ dày khoảng từ 1mm đến 5mm. Đặc biệt đối với các ngành sản xuất yêu cầu tải trọng nặng thì thường sử dụng loại dây băng tải cao su như ngành khai thác khoáng sản.

Con lăn kéo băng

Một phần khác của băng tải là con kéo băng thường được làm bằng thép mạ kẽm hoặc nhôm. Các con lăn kéo băng có nhiều kích thước khác nhau như: Ø50, Ø60, Ø76, Ø89, Ø102.

Con lăn đỡ băng mặt trên và mặt dưới

Tiếp theo là phần con lăn đỡ băng mặt trên và mặt dưới được làm bằng inox hoặc thép mạ kẽm. Các đường kính sẽ bao gồm: Ø25, Ø32 và Ø38.

Truyền động từ động cơ vào trục công tác

Truyền động từ động cơ vào trục công tác được làm bằng truyền xích hoặc đai.

Động cơ băng tải

Động cơ băng tải là một phần quan trọng của cấu tạo băng tải, bao gồm 2 loại phổ biến như sau:

  • Động cơ liền hộp giảm tốc với dải công suất nằm ở khoảng từ 25W đến 200W.

  • Động cơ và hộp giảm tốc tách rời với dải công suất nằm ở khoảng ừ 0.37KW đến 2.5KW.

Bộ điều khiển tốc độ

Bộ điều khiển tốc độ của băng tải bao gồm:

  • Biến tầng

  • Sensor

  • Timer

  • Cảm biến

  • PLC

Tấm đỡ belt

Tấm đỡ belt thường làm từ các vật liệu phổ biến như sau:

  • Inox

  • Thép mạ kẽm

  • Nhôm tấm chắn gấp

Các gối bi đỡ của con lăn

Các gối đỡ bị của con lăn dùng để đỡ con lăn, giúp băng tải hoạt động một cách liên tục.

Ngoài ra, một số loại băng tải khác có thêm các bộ phận khác trong cấu tạo băng tải, như:

  • Băng tải xích với xích nhựa và xích inox dùng cho tấm đỡ xích

  • Băng tải lưới thì phần cấu tạo có thêm lưới băng tải và cơ cấu đỡ xích cho phần lưới

  • Băng tải con lăn trong cấu tạo có con lăn tự do hoặc con lăn truyền chuyển động

Băng tải có cấu tạo như thế nào?

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BĂNG TẢI

Sau khi tìm hiểu về cấu tạo băng tải, hãy cùng đi sâu về nguyên lý hoạt động của băng tải nhé.

Đầu tiên là ru lô chủ động sẽ quay để tác động lực lên dây tải băng chuyền, sau đó dây tải sẽ bắt đầu quay chính là nhờ vào lực ma sát của ru lô và dây băng tải. Trong trường hợp dây băng tải bị trùng, để tạo ra lực ma sát thì ta chỉ cần chỉnh lại ru lô chủ động động để làm căng dây băng tải. Khi đó lực ma sát sẽ tiếp tục được tạo ra để giúp dây băng tải chuyển động tịnh tiến. Nghĩa là khi các hàng hóa rơi vào dây băng tải thì chúng sẽ được chuyển đi liên tục.

Trường hợp bạn muốn tránh việc dây băng tải bị võng thì các con lăn ở phía dưới dây băng tải sẽ đóng vai trò lớn vì con con lăn này sẽ giúp giảm đi lực ma sát trên đường đi của dây băng tải.

Lưu ý là khi sử dụng dây băng tải thì phải đảm bảo hệ số giãn của dây phải ở mức thấp. Vì như vậy mới có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa cùng một lúc với tốc độ cao trong khoảng cách vừa và xa.

Nguyên lý hoạt động của băng tải

ỨNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI BĂNG TẢI PHỔ BIẾN TRONG THỰC TẾ

Ứng dụng nhiều nhất của băng tải là ở các ngành công nghiệp sản xuất, từ nhẹ đến nặng, có thể kể đến như sau:

  • Ngành sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, xe điện

  • Ngành sản xuất và lắp ráp máy tính, thiết bị gia dụng, linh kiện công nghệ

  • Ngành vận chuyển hàng hóa trong các kho bãi và hải cảng

Đó là những ngành sử dụng rộng rãi các hệ thống băng tải. Dưới đây là một số loại băng tải phổ biến nhất được sử dụng:

Băng tải cao su

Băng tải cao su có ưu điểm là chịu được nhiệt độ cao và tải trọng lớn nên thường được dùng trong ngành công nghiệp nặng như khai thác khoáng sản. Thường thi tại các nơi khai thác than hay sắt thì băng tải cao su được dùng để vận chuyển vật liệu từ mỏ đến điểm tập kết.

Băng tải xích

Băng tải xích có ưu điểm là bền và chịu được tải trọng nặng nên dùng trong các ngành sản xuất như ô tô, xe máy hay các phụ tùng ô tô xe máy.

Băng tải con lăn

Băng tải con lăn rất dễ tìm thấy ai các nhà máy sản xuất thực phẩm như sản xuất bánh kẹo, mì ăn liền và các sản phẩm công nghiệp nói chung. Ưu điểm của loại này là sử dụng cho các ngành sản xuất tải trọng nhẹ với độ bền cao và dễ dàng trong việc vệ sinh.

Băng tải đứng

Băng tải đứng hoạt động như một thang máy dùng để đưa hàng hóa lên cao hoặc đưa hàng hóa từ cao xuống thấp.

Băng tải PVC

Băng tải PVC rất bền và giá thành không quá cao nên được sử dụng ở nhiều ngành sản xuất khác nhau, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử.

Băng tải linh hoạt

Băng tải linh hoạt được sử dụng trong các ngành sản xuất hàng hóa tải trọng nhẹ. Đặc biệt là dùng cho các nhà máy sản xuất bị giới hạn về diện tích sản xuất.

Băng tải chuyển hàng

Trong các kho hàng trong ngành vận chuyển thì loại băng tải chuyển hàng được sử dụng để tiết kiệm chi phí về con người. Loại băng tải này có cấu tạo thường đơn giản và dễ sử dụng.

Băng tải nâng hạ

Loại băng tải nâng hạ là loại có thể điều chỉnh về chiều cao và thường được dùng để đưa hàng hóa lên các xe tải và container hoặc ngược lại. 

Băng tải nhiệt

Đối với ngành sản xuất thực phẩm sấy khô thì băng tải nhiệt được áp dụng phổ biến nhất. 

Băng tải lưới inox

Trong môi trường sản xuất yêu cầu nhiệt độ cao và tải trọng nặng thì loại băng tải inox được sử dụng để đảm bảo các yêu cầu về sản xuất. 

Băng tải PU

Băng tải PU cũng thường được sử dụng trong các ngành chế biến và sản xuất thực phẩm như bánh kéo, nước uống đóng chai, mì gói… 

Ứng dụng của các loại băng tải phổ biến trong thực tế

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn các thông tin kiến thức về cấu tạo băng tải và tính ứng dụng. Băng tải là một phát minh tuyệt vời được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp để tối đa hóa năng suất lao động cũng như tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Cấu tạo băng tải thường thì không quá phức tạp như hiệu quả công việc thì rất cao.

Xem thêm: https://hatechvietnam.com/bang-tai
Thông tin liên hệ
  • VPGD: 89 Lê Đức Thọ - Phường Mỹ Đình 2 - Quận Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội
  • Nhà xưởng: Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội
  • Điện thoại: 0904691888
  • Web: hatechvietnam.com
2019 Copyright © Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hatech. All rights reserved.
Back to Top
fanpgae
Zalo